Bài viết những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường
Tổng hợp các bài viết hay của Giáo viên
CÔ GIÁO NHƯ MẸ HIỀN
Trải qua 28 năm rồi nhưng tôi vẫn nhớ mãi những năm tháng ấu thơ của mình. Đó là quãng thời gian đẹp đẽ đọng lại trong tôi hình ảnh cô giáo chủ nhiệm lớp ba.
Trải qua 28 năm rồi nhưng tôi vẫn nhớ mãi những năm tháng ấu thơ của mình. Đó là quãng thời gian đẹp đẽ đọng lại trong tôi hình ảnh cô giáo chủ nhiệm lớp ba.
Cô giáo của tôi tên là Trần Thị Thanh Lam, tôi vẫn nhớ rất rõ về cô giáo kính yêu và nhớ mãi đến bây giờ. Tôi nhớ và ấn tượng sâu sắc về cô vì cô rất đẹp. Nét đẹp không phải từ hình dáng bên ngoài mà nét đẹp ấy được toát ra từ tâm hồn, tấm lòng nhân hậu của cô. Cô tôi người hơi gầy và dong dõng cao. Cô luôn nở nụ cười khiêm nhường, hiền lành như bông hoa nhài thuần khiết và hương thơm thì không thể lẫn vào đâu. Cô giảng bài rất dễ hiểu, giọng nói thật dịu dàng. Đặc biệt cô luôn ân cần hỏi thăm, quan tâm đến tất cả các bạn trong lớp. Cả lớp tôi ai cũng mến cô và rất thích đi học.
Tôi sinh ra trong một gia đình thuần nông. Gia đình tôi hồi đó rất nghèo. Nhà tôi có ba anh chị em. Tôi là con út nên được “ thừa hưởng” tất cả từ quần áo, sách vở cũ của anh chị đã dùng. Tôi nhớ có một lần, trong tiết học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3, bài học về Cây hoa, tôi dở sách ra các hình ảnh về các loại hoa đã bị cắt từ trước. Khi cô gọi tôi đứng dậy nêu tên các loài hoa có trong hình, tôi đứng im như một pho tượng, tay che kín chỗ sách đã bị cắt. Cô bước gần lại chỗ tôi, nhẹ nhàng gỡ tay tôi ra. Cô ngạc nhiên vì thấy vì không chỉ có một trang mà có rất nhiều trang đã bị cắt hình. Cả lớp đổ dồn nhìn cô và nghĩ rằng tôi sẽ bị cô mắng một trận. Tôi cũng chuẩn bị tâm lí chờ trước điều đó. Nhưng thật lạ, cô ra hiệu cho tôi ngồi xuống và bảo cuối buổi ở lại gặp cô. Sau khi tiếng trống báo hiệu tan trường, tôi đã ở lại. Tôi không nhớ rõ hồi đó cô đã nói gì với tôi nhưng tôi vẫn nhớ mình ra về với tâm trạng thoải mái và đặc biệt vui sướng khi tiết học môn Tự nhiên và xã hội tiếp theo được học sách mới - món quà ý nghĩa của cô.
Lớp 3A của chúng tôi ngày ấy chăm học song cũng rất nghịch ngợm, vô tư và hồn nhiên. Giữa vô tư và vô tâm là làn ranh giới mỏng manh mà chúng tôi đã có lần chạm vào nỗi đau của người khác. Hà là một học sinh nhà nghèo. Hôm ấy, Hà đi học với chiếc áo rộng, có nhiều chỗ vá. Bạn bè trêu chọc và cười vô tư còn Hà thì khóc. Cô chủ nhiệm biết được điều đó, giờ sinh hoạt cô đã kể cho chúng tôi nghe về hoàn cảnh khó khăn của gia đình Hà. Chiếc áo của Hà là do mẹ bạn ấy tự may, mẹ của Hà đã mất trong một tai nạn thương tâm. Cô nói tất cả chúng tôi thật hạnh phúc vì đang còn mẹ. Lớp học im lặng….Mọi người nhìn Hà âu yếm, gần gũi, trìu mến, lớp học bỗng như một gia đình và cô như người mẹ thứ hai của chúng tôi.
Một lần lớp tôi đi lao động, khi dọn vệ sinh ở cống có nhiều rác không ai chịu làm. Thấy thế thì cô chủ nhiệm chúng tôi xắn quần, cầm cuốc khơi cống lấy rác lên. Cả lớp nhìn cô, không ai bảo ai đều ùa vào làm, công việc hoàn thành một cách nhanh chóng và mọi người đều vui vẻ. Thế đấy, có nhiều lúc hành động quý gấp nhiều lần lời nói, sự ra lệnh, quát nạt.
Ngày tôi đậu vào trường sư phạm, ước mơ trở thành cô giáo như cô đã trở thành sự thật. Giờ đây là giáo viên, mỗi lần gặp cô, cô đều gọi tôi thân mật là đồng nghiệp. Nhưng trước cô, tôi vẫn là cô học trò bé nhỏ ngày nào và cô là người mẹ hiền thứ hai của tôi.
Tôi sinh ra trong một gia đình thuần nông. Gia đình tôi hồi đó rất nghèo. Nhà tôi có ba anh chị em. Tôi là con út nên được “ thừa hưởng” tất cả từ quần áo, sách vở cũ của anh chị đã dùng. Tôi nhớ có một lần, trong tiết học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3, bài học về Cây hoa, tôi dở sách ra các hình ảnh về các loại hoa đã bị cắt từ trước. Khi cô gọi tôi đứng dậy nêu tên các loài hoa có trong hình, tôi đứng im như một pho tượng, tay che kín chỗ sách đã bị cắt. Cô bước gần lại chỗ tôi, nhẹ nhàng gỡ tay tôi ra. Cô ngạc nhiên vì thấy vì không chỉ có một trang mà có rất nhiều trang đã bị cắt hình. Cả lớp đổ dồn nhìn cô và nghĩ rằng tôi sẽ bị cô mắng một trận. Tôi cũng chuẩn bị tâm lí chờ trước điều đó. Nhưng thật lạ, cô ra hiệu cho tôi ngồi xuống và bảo cuối buổi ở lại gặp cô. Sau khi tiếng trống báo hiệu tan trường, tôi đã ở lại. Tôi không nhớ rõ hồi đó cô đã nói gì với tôi nhưng tôi vẫn nhớ mình ra về với tâm trạng thoải mái và đặc biệt vui sướng khi tiết học môn Tự nhiên và xã hội tiếp theo được học sách mới - món quà ý nghĩa của cô.
Lớp 3A của chúng tôi ngày ấy chăm học song cũng rất nghịch ngợm, vô tư và hồn nhiên. Giữa vô tư và vô tâm là làn ranh giới mỏng manh mà chúng tôi đã có lần chạm vào nỗi đau của người khác. Hà là một học sinh nhà nghèo. Hôm ấy, Hà đi học với chiếc áo rộng, có nhiều chỗ vá. Bạn bè trêu chọc và cười vô tư còn Hà thì khóc. Cô chủ nhiệm biết được điều đó, giờ sinh hoạt cô đã kể cho chúng tôi nghe về hoàn cảnh khó khăn của gia đình Hà. Chiếc áo của Hà là do mẹ bạn ấy tự may, mẹ của Hà đã mất trong một tai nạn thương tâm. Cô nói tất cả chúng tôi thật hạnh phúc vì đang còn mẹ. Lớp học im lặng….Mọi người nhìn Hà âu yếm, gần gũi, trìu mến, lớp học bỗng như một gia đình và cô như người mẹ thứ hai của chúng tôi.
Một lần lớp tôi đi lao động, khi dọn vệ sinh ở cống có nhiều rác không ai chịu làm. Thấy thế thì cô chủ nhiệm chúng tôi xắn quần, cầm cuốc khơi cống lấy rác lên. Cả lớp nhìn cô, không ai bảo ai đều ùa vào làm, công việc hoàn thành một cách nhanh chóng và mọi người đều vui vẻ. Thế đấy, có nhiều lúc hành động quý gấp nhiều lần lời nói, sự ra lệnh, quát nạt.
Ngày tôi đậu vào trường sư phạm, ước mơ trở thành cô giáo như cô đã trở thành sự thật. Giờ đây là giáo viên, mỗi lần gặp cô, cô đều gọi tôi thân mật là đồng nghiệp. Nhưng trước cô, tôi vẫn là cô học trò bé nhỏ ngày nào và cô là người mẹ hiền thứ hai của tôi.
Tác giả: Đặng Thị Huyền
Dấu ấn trường xưa
Cuộc sống cứ mãi trôi theo dòng chảy thời gian, đưa ta lạc trôi giữa rất nhiều biến đổi cuộc sống, giữa rất nhiều những giá trị của sự thay đổi, giữa những điều tưởng chừng như đã chìm nghỉm và lãng quên. Ấy thế mà, khi ta quay gót tìm về thăm lại mái trường xưa, đứng thẫn người trước ngôi trường cũ nằm xo ro giữa vùng đất nghèo nhưng đậm tình người, giữa vùng đất khô cằn bên bồi, bên lở nhưng nơi đây lòng hiếu học đã được chiếm ngôi. Về lại nơi đây, lòng tôi nao nao nhớ về ngày xưa ấy, nhớ về cái ngày còn bỡ ngỡ, rụt rè khi bước vào cửa lớp, nhớ về kỉ niệm tươi đẹp của tuổi học trò. Vẫn còn đó gốc phượng già sần sùi, u sẹo. Đây vẫn dãy ghế mốc meo và xa hơn nữa là những tán bàng um tùm, xanh mát. Khi những sợi nắng vàng còn sót lại của mùa hè còn mắc vúi trên tán bàng xanh, tôi nhẹ nhàng nhấc bước chân luồn qua cổng trường sau hơn 30 năm xa cách vào một buổi sáng mùa thu. Thẩn thờ chìm trong kí ức. Chỉ là một ngôi trường nhỏ nhưng cũng đủ khoảng sân cho lũ học trò chúng tôi ngày ấy được thể hiện hết "tài năng". Cái trò kéo co, rướn sức lôi nhau tước toe vai áo, rồi lại đua nhau lộn cổ khèo dây... nhiều lắm! Với tôi nó quý giá vô cùng.
Được một lần tìm về nơi đây, tôi như được sống lại tuổi thơ, tôi như được nhận thêm tình yêu của đất, sự ôm ấp của trời. Hơn đâu hết nơi đây chính là nơi đã nuôi dưỡng tôi từ ngày thơ bé và cũng là quê hương thứ hai của tôi.
Về lại nơi đây tôi càng yêu thêm cây phượng già rộn rã tiếng ve ngân khi mùa hè đên. Tối yêu dãy bàng tán lá xòe ô. Tôi nhớ và yêu lũ bạn ngày nào thi nhau chơi quên học và yêu cả những con đường nhỏ vòng quanh trường. Tôi yêu lắm sân trường này. Môi khoảnh đất, mỗi chiếc ghế đá, mỗi vết sẹo trên thân cây đều như in dấu kỉ niệm vui- buồn tuổi thơ tôi.
Chợt tỉnh giấc giờ đây mình đã hai màu tóc. Thế nhưng lũ bạn nhau, gặp lại thầy cô thì vẫn nhõng nhẹo như ngày nào, tình cảm vẫn ấp đầy và cả còn muốn đầy hơn thế nữa! Nhìn lại quãng đường mình đã đi, mình lại càng yêu hơn, quý trọng hơn và càng biết ơn hơn nữa những người thầy đã đặt viên gạch đầu tiên cho lâu đài kiến thức của chúng em.
Thầy cô ơi! Thương lắm thầy cô ơi! Hãy rộng lượng cho lũ trò chúng em đã vì sự sinh tồn mà cuốn theo dòng đời hối hả để rồi hiếm lắm mới có lần quay lại tuổi thơ. Bởi cuộc đời lắm nỗi gian truân nhưng trong lòng chúng em vẫn còn nguyên vẹn kỉ niệm. Chúng em luôn ấp ủ tình yêu thương mà thầy cô đã dành cho chúng em. Xin dành tình cảm tốt đẹp nhất, những lời tri ân nồng thắm nhất đến những người thầy, người cô, những người lái đò thầm lặng đã cùng chúng em đi qua quá nửa vòng trái đất.
Và bạn tôi ơi! Mỗi chúng ta ai cũng bộn bề công việc, đôi lúc ta đã quên lãng kỉ niệm tuổi thơ. Hãy dừng bước chân, nhớ về ngày xưa ấy, sống lại những năm tháng ấy để thấy đâu đây vẫn còn tuổi học trò- Cho tôi một vé về với tuổi thơ tôi!
Về lại nơi đây tôi càng yêu thêm cây phượng già rộn rã tiếng ve ngân khi mùa hè đên. Tối yêu dãy bàng tán lá xòe ô. Tôi nhớ và yêu lũ bạn ngày nào thi nhau chơi quên học và yêu cả những con đường nhỏ vòng quanh trường. Tôi yêu lắm sân trường này. Môi khoảnh đất, mỗi chiếc ghế đá, mỗi vết sẹo trên thân cây đều như in dấu kỉ niệm vui- buồn tuổi thơ tôi.
Chợt tỉnh giấc giờ đây mình đã hai màu tóc. Thế nhưng lũ bạn nhau, gặp lại thầy cô thì vẫn nhõng nhẹo như ngày nào, tình cảm vẫn ấp đầy và cả còn muốn đầy hơn thế nữa! Nhìn lại quãng đường mình đã đi, mình lại càng yêu hơn, quý trọng hơn và càng biết ơn hơn nữa những người thầy đã đặt viên gạch đầu tiên cho lâu đài kiến thức của chúng em.
Thầy cô ơi! Thương lắm thầy cô ơi! Hãy rộng lượng cho lũ trò chúng em đã vì sự sinh tồn mà cuốn theo dòng đời hối hả để rồi hiếm lắm mới có lần quay lại tuổi thơ. Bởi cuộc đời lắm nỗi gian truân nhưng trong lòng chúng em vẫn còn nguyên vẹn kỉ niệm. Chúng em luôn ấp ủ tình yêu thương mà thầy cô đã dành cho chúng em. Xin dành tình cảm tốt đẹp nhất, những lời tri ân nồng thắm nhất đến những người thầy, người cô, những người lái đò thầm lặng đã cùng chúng em đi qua quá nửa vòng trái đất.
Và bạn tôi ơi! Mỗi chúng ta ai cũng bộn bề công việc, đôi lúc ta đã quên lãng kỉ niệm tuổi thơ. Hãy dừng bước chân, nhớ về ngày xưa ấy, sống lại những năm tháng ấy để thấy đâu đây vẫn còn tuổi học trò- Cho tôi một vé về với tuổi thơ tôi!
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền
NGƯỜI THẦY TRONG TRÁI TIM TÔI
Ánh nắng vàng chói chang bắt đầu nhảy nhót trên những chùm phượng hồng rực lửa, ve sầu rứt ruột râm ran cất lên bản nhạc dàn đồng ca mùa hạ, lúc này đây tâm trạng của tôi và bạn lại khắc khoải ùa về bao kỉ niệm của một thời xa vắng. Tôi quên sao được cái cảm giác ngây ngô ngày ấy, bao kỉ niệm buồn vui hiện hình trơ trơ trước ánh mắt sầu tư suy nghĩ. Tôi nhớ trường, nhớ lớp, nhớ lũ bạn hay chọc dại đùa làm tôi phụng phịu má nhưng cái mà khiến lòng tôi day dứt nhiều nhất vẫn là hình ảnh người thầy giáo gầy gò, xanh xao ngày đó.
Thắm thoát thoi đưa đã gần ba mươi mùa hoa đào nở, ba mươi mùa phượng vĩ lả tả rơi, tôi đã phải rời xa mái trường cấp Ba Trần Phú. Mái trường mà đã trang bị cho tôi một hành trang vào đời, một bước đi tiếp theo của chặng đường dài và cũng chính là khoảng khắc để khép lại cuộc đời học sinh của tôi.
Từ nay, tôi như một con chim đã có ngày đủ lông đủ cánh rời khỏi vòng tay âu yếm của chim mẹ, tôi không còn những ngày lao xao cùng bạn bè tề tịu bữa trưa bên nắm cơm với cà pháo được gói trong chiếc mo cau để buổi chiều học tiếp (vì quảng đường đi gần mười cây số với đôi bàn chân không dép không thể về nhà vui bữa cơm trưa cùng gia đình). Rồi một ngày tôi cũng được đến với khung trời kì diệu mới, trưởng thành, tạo dựng gia đình, nuôi dạy con cái,... chẳng mấy chốc mái tóc đã điểm sương thế là mình đã bước vào cái tuổi ngoại tứ tuần và trở lại với hình ảnh cô giáo già trong ánh mắt trẻ thơ. Tôi không hiểu tại sao khi thu qua, đông chớm lạnh đầu mùa, tôi muốn viết thật nhiều lên trang nhật kí về hình ảnh thầy cô, bè bạn và mái trường. (Nghĩ đến đây lòng mình chạm buồn đến tận trái tim). Nhớ cái ngày cơm chẳng đủ ăn, áo chẳng đủ mặc, sách vở nỏ đủ để học hành. Đêm khuya một mình cùng ngọn đèn dầu heo hắt rét buốt da thịt, thỉnh thoảng tiếng côn trùng ộp oạp nghe mà rờn rợn. Rồi những đêm đông dài dằng dặc bụng chỉ được lót dạ mấy cũ sắn mì cho qua bữa thế mà quãng đường đến trường xa vắng trong bóng tối mịt mù hơi sương, lũ học trò tinh nghịch ấy vẫn đến đúng giờ và đầy đủ với tiết học đầu tiên. Tôi còn nhớ rõ mồn một, ngày 18 tháng 12 năm 1990, tiết Hóa học thứ năm của thầy giáo Lê Đình Chân, lúc đó đã trưa, trời giá rét, gió đông lùa qua khe cửa mục nát tả tơi khiến cái đói lại tăng thêm gấp bội. Lũ học trò cũng đã mệt nhoài, đói rũ rượi chẳng thiết gì ngoài việc chờ một hồi trống bãi trường để về nhà mau mau kiếm bát cơm, bát mì hay củ khoai gì đó nên những lời giảng của thầy giờ này có nghĩa lý gì đâu. Nhìn tiết học nhạt nhẽo, thầy giáo lúc này mắt trầm xuống, mặt có vẻ đượm buồn trong chốc lát hai hàng nước mắt thầy tuôn dài. Chao ôi! Cảnh đói rét đã gặm nhấm mất cái sắc xuân của thầy. Thầy bắt đầu thổn thức.
Các em có biết không? Thầy đi bộ hơn mười một cây số để đến trường đúng giờ. Sáng sớm, tôi chỉ ăn vội mấy củ sắn thôi, cơm thầy phải nhường cho vợ mới sinh và đứa con nhỏ mới lên ba, giờ này thầy quá mệt mỏi rồi nhưng thầy vẫn cố gắng để tiết học được đúng nghĩa của nó. Tự nhiên 45 đứa học trò nhìn nhau như muốn nói " Chúng ta hãy cố gắng hơn nữa để không phụ lòng thầy". Từ đó trở đi lớp 12J chúng tôi như có vẻ thấu hiểu tất cả nỗi niềm của người thầy giáo gầy gầy, xương xương đáng kính và các tiết học thứ năm của thời gian tiếp theo cả lớp tăm tắp nghe thầy giảng, chép bài đầy đủ và làm việc một cách tích cực, tiết học có vẻ nhộn hơn trước nhiều. Cho đến tận bây giờ, mỗi lần lũ bạn lao nhao ngày đó hội ngộ vẫn luôn nhắc đến người thầy giáo nghèo đáng thương nhiều lắm. Xa thầy nhưng hình ảnh thầy luôn đầy ắp nỗi nhung nhớ và bao nhiêu kỉ niệm vẫn lắng đọng trong chúng em thầy nhé! Chúng em mong sao thầy mạnh khỏe, vui vầy cùng gia đình với cảnh tuổi già. Chúng em nhớ thầy nhiều lắm!
Thế rồi rời xa mái trường, mỗi người một ngả một phương trời cách biệt nhưng biết rằng thầy cô vẫn luôn ở đây, luôn để lại hình ảnh trong chúng em, ở một góc nhỏ trong trái tim tất cả các bạn thầy cô ạ. Em tin chắc thầy cô luôn mỉm cười khi chúng em hạnh phúc và thành đạt. Có lẽ chúng em nói lời cảm ơn bao nhiêu cũng chưa đủ. Tất cả xin gói lại ở đáy lòng để chờ ngày hội ngộ hàn huyên trong dịp kỉ niệm tròn 30 năm tốt nghiệp trường cấp III Trần Phú thân yêu thầy cô nhé! Thầy cô mãi mãi trong trái tim của chúng em!
Thắm thoát thoi đưa đã gần ba mươi mùa hoa đào nở, ba mươi mùa phượng vĩ lả tả rơi, tôi đã phải rời xa mái trường cấp Ba Trần Phú. Mái trường mà đã trang bị cho tôi một hành trang vào đời, một bước đi tiếp theo của chặng đường dài và cũng chính là khoảng khắc để khép lại cuộc đời học sinh của tôi.
Từ nay, tôi như một con chim đã có ngày đủ lông đủ cánh rời khỏi vòng tay âu yếm của chim mẹ, tôi không còn những ngày lao xao cùng bạn bè tề tịu bữa trưa bên nắm cơm với cà pháo được gói trong chiếc mo cau để buổi chiều học tiếp (vì quảng đường đi gần mười cây số với đôi bàn chân không dép không thể về nhà vui bữa cơm trưa cùng gia đình). Rồi một ngày tôi cũng được đến với khung trời kì diệu mới, trưởng thành, tạo dựng gia đình, nuôi dạy con cái,... chẳng mấy chốc mái tóc đã điểm sương thế là mình đã bước vào cái tuổi ngoại tứ tuần và trở lại với hình ảnh cô giáo già trong ánh mắt trẻ thơ. Tôi không hiểu tại sao khi thu qua, đông chớm lạnh đầu mùa, tôi muốn viết thật nhiều lên trang nhật kí về hình ảnh thầy cô, bè bạn và mái trường. (Nghĩ đến đây lòng mình chạm buồn đến tận trái tim). Nhớ cái ngày cơm chẳng đủ ăn, áo chẳng đủ mặc, sách vở nỏ đủ để học hành. Đêm khuya một mình cùng ngọn đèn dầu heo hắt rét buốt da thịt, thỉnh thoảng tiếng côn trùng ộp oạp nghe mà rờn rợn. Rồi những đêm đông dài dằng dặc bụng chỉ được lót dạ mấy cũ sắn mì cho qua bữa thế mà quãng đường đến trường xa vắng trong bóng tối mịt mù hơi sương, lũ học trò tinh nghịch ấy vẫn đến đúng giờ và đầy đủ với tiết học đầu tiên. Tôi còn nhớ rõ mồn một, ngày 18 tháng 12 năm 1990, tiết Hóa học thứ năm của thầy giáo Lê Đình Chân, lúc đó đã trưa, trời giá rét, gió đông lùa qua khe cửa mục nát tả tơi khiến cái đói lại tăng thêm gấp bội. Lũ học trò cũng đã mệt nhoài, đói rũ rượi chẳng thiết gì ngoài việc chờ một hồi trống bãi trường để về nhà mau mau kiếm bát cơm, bát mì hay củ khoai gì đó nên những lời giảng của thầy giờ này có nghĩa lý gì đâu. Nhìn tiết học nhạt nhẽo, thầy giáo lúc này mắt trầm xuống, mặt có vẻ đượm buồn trong chốc lát hai hàng nước mắt thầy tuôn dài. Chao ôi! Cảnh đói rét đã gặm nhấm mất cái sắc xuân của thầy. Thầy bắt đầu thổn thức.
Các em có biết không? Thầy đi bộ hơn mười một cây số để đến trường đúng giờ. Sáng sớm, tôi chỉ ăn vội mấy củ sắn thôi, cơm thầy phải nhường cho vợ mới sinh và đứa con nhỏ mới lên ba, giờ này thầy quá mệt mỏi rồi nhưng thầy vẫn cố gắng để tiết học được đúng nghĩa của nó. Tự nhiên 45 đứa học trò nhìn nhau như muốn nói " Chúng ta hãy cố gắng hơn nữa để không phụ lòng thầy". Từ đó trở đi lớp 12J chúng tôi như có vẻ thấu hiểu tất cả nỗi niềm của người thầy giáo gầy gầy, xương xương đáng kính và các tiết học thứ năm của thời gian tiếp theo cả lớp tăm tắp nghe thầy giảng, chép bài đầy đủ và làm việc một cách tích cực, tiết học có vẻ nhộn hơn trước nhiều. Cho đến tận bây giờ, mỗi lần lũ bạn lao nhao ngày đó hội ngộ vẫn luôn nhắc đến người thầy giáo nghèo đáng thương nhiều lắm. Xa thầy nhưng hình ảnh thầy luôn đầy ắp nỗi nhung nhớ và bao nhiêu kỉ niệm vẫn lắng đọng trong chúng em thầy nhé! Chúng em mong sao thầy mạnh khỏe, vui vầy cùng gia đình với cảnh tuổi già. Chúng em nhớ thầy nhiều lắm!
Thế rồi rời xa mái trường, mỗi người một ngả một phương trời cách biệt nhưng biết rằng thầy cô vẫn luôn ở đây, luôn để lại hình ảnh trong chúng em, ở một góc nhỏ trong trái tim tất cả các bạn thầy cô ạ. Em tin chắc thầy cô luôn mỉm cười khi chúng em hạnh phúc và thành đạt. Có lẽ chúng em nói lời cảm ơn bao nhiêu cũng chưa đủ. Tất cả xin gói lại ở đáy lòng để chờ ngày hội ngộ hàn huyên trong dịp kỉ niệm tròn 30 năm tốt nghiệp trường cấp III Trần Phú thân yêu thầy cô nhé! Thầy cô mãi mãi trong trái tim của chúng em!
Tác giả: Nguyễn Thị Thu
Nguồn:thtruongson.ductho.edu.vn Copy link